Bệnh lậu lây qua những đường nào?

Lượt xem: 12351

Lậu là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lây truyền rất nhanh. Vậy bệnh lậu lây qua đường nào, đây cũng là thắc mắc của không ít người khi có bạn tình hoặc người thân mắc bệnh lậu và sợ lây bệnh từ họ. Sau đây, các chuyên gia khám bệnh xã hội Hưng Thịnh xin được chia sẻ một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Các chuyên gia cho rằng, benh lau là một chứng bệnh xã hội có tỷ lệ người mắc phải rất cao. Bệnh có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau, và nếu không chủ động nắm bắt cũng như phòng tránh, bạn hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh lậu. Vậy bệnh lậu lây truyền như thế nào?

Bệnh lậu lây qua những con đường nào?

Theo các chuyên gia phòng khám bệnh xã hội Hưng Thịnh, có 4 con đường lây lan chủ yếu của bệnh lậu mà mọi người cần lưu ý, đó là:

Lây qua quan hệ tình dục

Đây là con đường lây truyền bệnh lậu phổ biến nhất:

- Lậu cầu khuẩn thường ký sinh chủ yếu tại bộ phận sinh dục. Nếu bạn có quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ với người mắc bệnh lậu, thông qua các vết sước nhỏ khi hai bộ phận sinh dục tiếp xúc với nhau, lậu cầu khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh lậu.

- Đặc biệt, quan hệ tình dục bằng miệng hoặc quan hệ đồng giới qua hậu môn, cũng hoàn toàn có khả năng nhiễm bệnh lậu từ bạn tình của mình.

- Quan hệ tình dục với quá nhiều người hoặc với bạn tình có lối sống tình dục không lành mạnh, là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh lậu ở rất nhiều người.

benh-lau-lay-qua-nhung-con-duong-nao

Quan hệ không dùng bao cao su là nguyên nhân lây lan bệnh lậu

Lây nhiễm qua vật dụng trung gian

Lậu cầu khuẩn sau khi ra khỏi cơ thể bệnh nhân gặp môi trường ẩm ướt, thuận lợi, có thể tồn tại được trong khoảng vài giờ. Chính vì vậy, khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh lậu, bạn hoàn toàn có khả năng bị lây nhiễm. Những vật dụng đó bao gồm: bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, bồn cầu, nhà vệ sinh…

Nếu một trong những người thân của bạn hoặc những người sống chung bị bệnh lậu, bạn nên có giải pháp phòng tránh và tự ý thức việc bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Lây từ mẹ sang con

Lậu cầu khuẩn ký sinh chủ yếu tại âm đạo, cổ tử cung của nữ giới. Chính vì vậy, thông qua con đường sinh thường, thai nhi khi sinh ra có khả năng lây nhiễm bệnh lậu từ mẹ.

Trẻ bị mắc bệnh lậu bẩm sinh thường dễ bị viêm da, viêm mắt sơ sinh do lậu cầu khuẩn. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ.

Lây qua các vết thương hở

Các vết thương hở của người mắc bệnh lậu có thể là nguồn lây nhiễm bệnh lậu trực tiếp cho những người khác. Đặc biệt, vì biểu hiện bệnh lậu giai đoạn đầu chưa rõ ràng, nên rất nhiều bệnh nhân đều không biết mình bị bệnh. Khi có tiếp xúc với các vết thương hở của người mắc bệnh lậu, sau đó vô tình dụi mắt, chạm vào bộ phận sinh dục, hoặc các vết thương hở của mình. Bạn hoàn toàn có khả năng bị lây nhiễm bệnh lậu.

benh-lau-lay-truyen-nhu-the-nao

Phải làm gì khi mắc bệnh lậu?

Theo các chuyên gia, khi có những triệu chứng của bệnh lậu, cách tốt là bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm. Vì các giải pháp điều trị bệnh lậu hiện nay chỉ chủ yếu có tác dụng tiêu diệt lậu cầu khuẩn trong cơ thể, nhưng không thể điều trị và khắc phục được các biến chứng nguy hiểm do lậu cầu khuẩn gây ra. Chính vì vậy, điều trị bệnh lậu càng sớm càng giúp bạn bảo vệ sức khỏe, cũng như khả năng sinh sản của mình.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý những vấn đề sau:

- Không giấu bệnh, hãy chia sẻ thẳng thắn với bạn đời của mình và khuyên người ấy nên điều trị cùng để tránh việc bị tái nhiễm sau điều trị. Đồng thời xây dựng chế độ phòng tránh lây nhiễm bệnh lậu cho những người thân xung quanh.

- Tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc điều trị bệnh lậu được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Không tự ý bỏ thuốc và nên tái khám sau khi hết liệu trình điều trị.

- Giữ tâm trạng lạc quan, thoải mái, hạn chế xúc động mạnh hoặc căng thẳng, lo lắng quá mức, điều này sẽ khiến cho quá trình điều trị của bạn bị ảnh hưởng.

- Tích cực tập thể dục thể thao và có chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng cường sức khỏe. Điều này hoàn toàn có lợi cho việc điều trị bệnh lậu của bạn.

Trên đây là tư vấn của các chuyên gia phòng kham nam khoa Hưng Thịnh về bệnh lậu lây qua những đường nào. Chắc hẳn những chia sẻ của các chuyên gia đã giúp bạn xác định được nguyên nhân gây bệnh và có những giải pháp phòng tránh, cũng như ứng phó với bệnh lậu. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy nhấc máy gọi tới số hotline 0352 612 932 để nhận tư vấn trực tiếp từ chuyên gia.

Đánh giá: 
Bệnh lậu lây qua những đường nào?
Điểm trung bình:  7.1 /  10 (  35 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?