Bệnh lậu là gì, tìm hiểu về bệnh lậu có nguy hiểm không?

Lượt xem: 31902

Cùng với bệnh giang maisùi mào gà thì bệnh lậu là căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua việc quan hệ tình dục không an toàn. Đây là bệnh có tỷ lệ người mắc phải khá cao và là một trong những mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản của mọi người. Chính vì vậy, tìm hiểu về bệnh lậu là gì, bệnh lậu có nguy hiểm không, những nguyên nhân, triệu chứng, và cách chữa bệnh lậu là vô cùng quan trọng và cần thiết.

benh-lau-la-gi

Lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm được gây ra bởi song cầu khuẩn có tên là Neisseria gonorrhoeae. Đây là loại vi khuẩn ký sinh chủ yếu tại bộ phận sinh dục của người và trong những môi trường có nhiệt độ cao và ẩm ướt. Vi khuẩn lậu không chỉ được tìm thấy tại bộ phận sinh dục, mà còn được phát hiện tại mắt, miệng, hậu môn…

Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh lậu, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, những người trong độ tuổi từ 17 – 35 tuổi, những người hành nghề mua bán dâm, hay có quan hệ tình dục bừa bãi là đối tượng dễ bị bệnh lậu nhất.

Nguyên nhân gây bệnh lậu

Theo các chuyên gia, bệnh lậu được lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau, trong đó có những con đường chủ yếu sau:

Quan hệ tình dục

Môi trường ký sinh chủ yếu của lậu cầu khuẩn trong cơ thể người là tại bộ phận sinh dục. Trong khi đó, lớp niêm mạc tại bộ phận sinh dục rất mỏng, dễ bị tổn thương, trầy xước khi quan hệ. Tuy nhiên, bạn rất khó để có thể phát hiện ra khi đang trong trạng thái hưng phấn. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để lậu cầu khuẩn xâm nhập và gây bệnh lậu.

Không chỉ ở bộ phận sinh dục, mà quan hệ qua đường hậu môn, đường miệng cũng có nguy cơ mắc bệnh lậu.

nguyen-nhan-gay-benh-lau

Quan hệ tình dục bừa bãi là nguyên nhân bị bệnh lậu

Qua vật dụng trung gian

Ở môi trường bên ngoài, lậu cầu khuẩn có thể tồn tại được trong vòng vài giờ và lây nhiễm sang người khác. Đặc biệt, trong điều kiện môi trường ẩm ướt, nhiệt độ cao và giàu chất dinh dưỡng, lậu cầu khuẩn có thể phát triển được và gây bệnh. Một số vật dụng trung gian có thể tạo điều kiện để lây nhiễm bệnh lậu như: khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, bồn cầu, nhà vệ sinh…

Lây từ mẹ sang con

Lậu cầu khuẩn ký sinh chủ yếu tại bộ phận sinh dục của nữ giới như âm đạo, cổ tử cung… Thông qua con đường sinh thường, thai nhi có thể tiếp xúc trực tiếp với lậu cầu khuẩn và bị lây nhiễm lậu từ người mẹ.

Ngoài ra, vi khuẩn bệnh lậu còn có thể xâm nhập vào máu, hoặc nước ối của người phụ nữ và lây nhiễm bệnh lậu sang thai nhi. Chính vì vậy, nữ giới mắc bệnh lậu khi mang thai nên đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị và cung cấp các giải pháp dự phòng chống lây nhiễm sang cho thai nhi.

Qua vết thương hở

Vết thương hở tại bộ phận sinh dục, tại mắt, miệng… đều có thể chứa lậu cầu khuẩn. Do đó, khi có những tiếp xúc với những vết thương hở của người bệnh, bạn đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu.

Các triệu chứng của bệnh lậu

Lậu cầu khuẩn là loại vi khuẩn có sức sống mạnh mẽ, phát triển rất nhanh do cứ 15 phút lại phân đôi một lần. Chính vì vậy, thời gian ủ bệnh của bệnh lậu không dài, chỉ từ 3 – 7 ngày. Khi bệnh bộc phát, các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới và nữ giới sẽ có những biểu hiện như sau:

trieu-chung-benh-lau-o-nam-gioi

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

Các chuyên gia cho biết, 90% nam giới khi mắc bệnh lậu sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:

- Liên tục có các kích thích buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu buốt, tiểu rắt, dòng nước tiểu mỏng và yếu, tiểu nhỏ giọt. Nước tiểu đục hoặc vàng sậm, có mùi hôi và có thể lẫn máu nhầy, hoặc dây lậu mủ.

- Dịch niệu đạo tiết ra nhiều, có màu trắng đục hoặc hơi xanh, khá đặc. Nhất là vào mỗi buổi sáng sớm, tình trạng chảy dịch ngày càng diễn ra nghiêm trọng.

- Lỗ niệu đạo sưng tấy, có màu đỏ kèm theo cảm giác đau, ngứa dọc niệu đạo. Nếu để bệnh kéo dài, bạn có thể đối mặt với tình trạng đau nhức tại bụng dưới.

- Đau đớn mỗi khi quan hệ tình dục hoặc khi xuất tinh. Một số nam giới còn đối mặt với tình trạng xuất tinh có lẫn máu.

- Ngoài ra, nam giới còn xuất hiện các hiện tượng như: cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sốt cao, nổi hạch ở bẹn hoặc cổ.

trieu-chung-benh-lau-o-nu-gioi

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

So với nam giới, những triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới khó nhận biết hơn. Chỉ khoảng 10% các chị em mắc bệnh lậu phát hiện ra triệu chứng của mình ở giai đoạn cấp tính. Một số dấu hiệu sau sẽ giúp bạn nhận biết triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới:

- Rối loạn bài tiết nước tiểu với những biểu hiện như: tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần trong ngày, kể cả ban đêm, dòng tiểu mỏng và yếu, nước tiểu đục hoặc lẫn máu.

- Khí hư tiết ra nhiều, có màu trắng đục hoặc xanh, có mùi hôi.

- Vùng kín sưng đỏ kèm theo ngứa ngáy, khó chịu. Nếu tiến hành nội soi cổ tử cung và âm đạo sẽ thấy chúng bị sưng phù, tấy đỏ, khí hư bám thành từng mảng lớn.

- Đau đớn khi quan hệ tình dục. Nếu bệnh lậu chuyển sang mãn tính, người bệnh có thể bị đau tức tại bụng dưới do lậu cầu khuẩn đã ăn sâu vào các tổ chức trong cơ quan sinh dục và gây bệnh viêm vùng chậu, viêm tiểu khung.

- Một số triệu chứng khác thường gặp ở nữ giới mắc bệnh lậu như: suy nhược cơ thể, sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, rùng mình, ớn lạnh.

hinh-anh-benh-lau-o-mieng

Bệnh lậu ở miệng

Bệnh lậu có nguy hiểm không?

Nguy cơ vô sinh hiếm muộn

Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn bệnh lậu có thể ăn sâu vào các cơ quan trong bộ phận sinh dục của nam giới và nữ giới, gây ra các bệnh như: viêm mào tinh, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt ở nam giới hay viêm vùng chậu, viêm tiểu khung, viêm ống dẫn trứng, viêm vòi trứng ở nữ giới. Những bệnh lý được gây ra bởi vi khuẩn lậu đều là tác nhân có khả năng dẫn tới vô sinh.

Gây nhiễm trùng đường tiết niệu

Niệu đạo là môi trường ký sinh đầu tiên của lậu cầu khuẩn khi xâm nhập vào cơ quan sinh dục của bệnh nhân. Chính vì vậy, những tổn thương mà vi khuẩn lậu gây ra cho niệu đạo và các cơ quan khác trong bộ phận sinh dục hết sức nghiêm trọng. Bệnh nhân mắc bệnh lậu dễ đối mặt với nguy cơ bị viêm niệu đạo, xơ hóa, chít hẹp niệu đạo, viêm bàng quang, suy thận, viêm cầu thận…

benh-lau--mat-o-tre-so-sinh

Bệnh lậu ở mắt trẻ sơ sinh

Gây các bệnh viêm nhiễm

Theo các chuyên gia, những dấu hiệu của bệnh lậu thường đi kèm với dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm nam khoa. Từ đó, bệnh nhân rất khó để có thể phát hiện được chính xác triệu chứng bệnh lậu.

Ở nam giới, bệnh lậu là nguyên nhân gây ra các bệnh lý như: viêm niệu đạo, viêm ống dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh…

Còn ở nữ giới, thường là các bệnh như: viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, tắc vòi trứng…

Nhiễm trùng máu

Ở giai đoạn mãn tính, trong điều kiện thuận lợi, lậu cầu khuẩn có thể xâm nhập và ký sinh ở trong máu của bệnh nhân, từ đó gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm gan, viêm khớp, viêm cầu thận,… Bên cạnh đó, người bị bệnh lậu còn có nguy cơ bị phát ban, nổi mề đay do phản ứng của cơ thể với triệu chứng nhiễm trùng máu do lậu.

Ngoài ra, bệnh lậu còn có thể gây ra những tác hại như:

- Viêm màng não ở trẻ mắc bệnh lậu bẩm sinh.

- Suy giảm hệ miễn dịch, biến chứng mù mắt do bệnh lậu ở mắt.

- Viêm họng, viêm amidan do bệnh lậu họng.

- Viêm hậu môn do bệnh lậu hậu môn.

cach-dieu-tri-benh-lau

Cách điều trị bệnh lậu

Hiện nay, có hai cách điều trị bệnh lậu phổ biến nhất đó chính là: điều trị bằng thuốc và điều trị bằng phương pháp DHA.

Điều trị bệnh lậu bằng thuốc

Sử dụng thuốc chữa bệnh lậu chủ yếu là các loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt lậu cầu khuẩn, ngăn chặn các triệu chứng của bệnh lậu. Có hai hình thức chủ yếu để chữa trị bệnh lậu bằng thuốc bao gồm: Thuốc uống và thuốc tiêm.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thuốc chữa bệnh lậucách chữa bệnh lậu đơn giản nhất và có thể áp dụng được với những bệnh nhân bị bệnh lậu giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, thuốc không có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, nên sau một thời gian bệnh có thể tái phát trở lại.

Ngoài ra, hiện nay xuất hiện chủng lậu cầu khuẩn mới có khả năng kháng thuốc đã khiến cho hiệu quả điều trị bệnh lậu bằng thuốc không đạt được như mong muốn.

Điều trị bệnh lậu bằng phương pháp DHA

Đây là phương pháp chữa trị bệnh lậu tiên tiến và hiệu quả hiện nay. Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng kỹ thuật nhiệt điện trường kết hợp với kỹ thuật bức xạ nhiệt, điện dung sóng ngắn để điều trị bệnh lậu dưới dạng không tiếp xúc với cơ thể, vừa điều trị dứt điểm những tổn thương do lậu, vừa ngăn chặn sự lây lan của lậu cầu khuẩn và tránh làm tổn thương tới các biểu mô xung quanh.

Phương pháp này còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng để góp phần đẩy nhanh tiến trình phục hồi của cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Ưu điểm của phương pháp DHA: Điều trị bệnh lậu nhanh chóng, không gây đau đớn, không tổn thương tới những vùng da xung quanh, không biến chứng, không ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của bệnh nhân, không tái phát.

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phong kham nam khoa Hưng Thịnh về những thông tin tổng quan về bệnh lậu là gì, hi vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 0352 612 932 để được tư vấn bởi các chuyên gia.

tiểu nhiều lần
Đánh giá: 
Bệnh lậu là gì, tìm hiểu về bệnh lậu có nguy hiểm không?
Điểm trung bình:  7.1 /  10 (  69 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?