Thuốc bôi chữa sùi mào gà có hiệu quả không?

Lượt xem: 7974

Chào bác sĩ! Xin bác sĩ tư vấn cho em biết dùng thuốc bôi sùi mào gà có hiệu quả không, có chữa được dứt điểm bệnh không? Em bị mấy nốt mụn sùi mào gà to ở bộ phận sinh dục, đã đi đốt sùi mào gà rồi mà nó cứ mọc lại hoài. Hiện tại em đang rất chán, không muốn đi đốt nữa mà muốn mua thuốc về bôi. Em có nghe người ta nhắc đến các loại thuốc bôi trị sùi mào gà như axit trichloaxetic hay chấm podo và xịt AL gì đó. Em cũng không rõ là thuốc gì và cũng rất băn khoăn không biết dùng thuốc bôi chữa sùi mào gà như vậy có khỏi không. Mong bác sĩ giải đáp sớm, em đang rất hoang mang! (Ngọc Hà, 28t - Ba Đình, Hà Nội)

thuoc-boi-chua-sui-mao-ga

Chuyên gia khám bệnh xã hội tư vấn:

Sui mao ga là bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục không an toàn, gây ra bởi vi rút HPV (viết tắt của human papilloma virus). Bệnh đặc trưng bởi những mụn sùi trông giống như hoa lơ hoặc mào gà, thường tập trung ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung của nữ giới; và ở quy đầu, thân dương vật, bìu của nam giới. Ngoài ra, sùi mào gà còn có thể mọc ở miệng, hậu môn, chân tay,...

Mụn sùi mào gà không chỉ gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe mà còn có ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh. Các mụn sùi này sẽ không biến mất mà phát triển to ra và ngày càng trầm trọng nếu như chị em không tìm biện pháp điều trị hiệu quả.

Dùng thuốc bôi chữa sùi mào gà có hiệu quả không?

Có 2 cách điều trị sùi mào gà chính đang được áp dụng hiện nay là: đốt sùi mào gà (đốt điện, đốt laser) và dùng thuốc trị sùi mào gà. Bạn Ngọc Hà đã từng đốt sùi mào gà nhưng vô dụng và có thắc mắc không biết dùng thuốc bôi sùi mào gà có hiệu quả không.

Chuyên gia tư vấn Hưng Thịnh cho biết, cả biện pháp đốt và dùng thuốc bôi đều được áp dụng trong điều trị sùi mào gà. Với mỗi phương pháp thường áp dụng cho những trường hợp bệnh khác nhau.

Thuốc bôi sùi mào gà thường hiệu quả trong trường hợp điều trị các mụn sùi không nhìn thấy bằng mắt thường, mụn sùi nhỏ li ti, chỉ có thể sờ mới thấy chứ khó có thể quan sát hết được. Trong trường hợp những mụn sùi mào gà đã rất to, phát triển và lan rộng thì bệnh nhân cần phải được điều trị đốt sùi mào gà mới nhanh chóng khỏi. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp thì việc điều trị cũng cần kết hợp cả giữa thuốc bôi và đốt.

thuoc-boi-chua-sui-mao-ga-co-hieu-qua

Tại sao dùng thuốc bôi điều trị sùi mào gà lại không hiệu quả?

Sử dụng thuốc bôi sùi mào gà sẽ không cho hiệu quả nếu như:

- Trường hợp bệnh nhân bị sùi mào gà nặng, không thích hợp để điều trị thuốc bôi.

- Sử dụng không đúng thuốc bôi hoặc không đủ liều.

Như bạn Hà có nói đến, có rất nhiều loại thuốc bôi điều trị sùi mào gà mà chúng tôi không tiện đề cập đến ở đây để tránh các bạn tùy tiện ra hiệu mua thuốc về sử dụng. Bạn Hà cũng như nhiều bệnh nhân khác cần lưu ý, dùng thuốc bôi hay bất kỳ loại thuốc gì đều cần chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mới có thể đạt hiệu quả như mong muốn.

Lời khuyên từ chuyên gia:

Trong trường hợp bị sùi mào gà mức độ nặng, các mụn sùi đã rất to ở hậu môn, đốt sùi mào gà là thích hợp, nhanh và triệt để. Tuy nhiên, bệnh vẫn không khỏi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nếu không có sự kiểm tra thăm khám chuyên khoa thì chúng tôi cũng khó có thể xác định được.

Lời nhắn nhủ của chuyên gia dành cho bạn là: Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân bị sùi mào gà và được điều trị, bệnh không còn tái phát nên bạn đừng lo lắng. Chữa sùi mào gà là một quá trình dai dẳng, lộ trình đốt sùi thường phải thực hiện từ 2-3 lần, đòi hỏi bệnh nhân cần phải kiên trì và giữ vững niềm tin, tâm trạng bi quan và chán nản càng làm cho bệnh thêm trầm trọng mà thôi.

Lời giải đáp về thắc mắc dùng thuốc bôi sùi mào gà có hiệu quả không hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Trong trường hợp bạn muốn tư vấn thêm về cách điều trị sùi mào gà tốt, có thể liên hệ với các chuyên gia về bệnh xã hội của phòng khám nam khoa Hưng Thịnh theo số 0352 612 932 hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.

Đánh giá: 
Thuốc bôi chữa sùi mào gà có hiệu quả không?
Điểm trung bình:  7.0 /  10 (  44 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?