Khi nào cần cắt bao quy đầu cho trẻ?

Lượt xem: 10833

Khi nào cần cắt bao quy đầu cho trẻ là thắc mắc của không ít các bậc cha mẹ có con nhỏ bị mắc chứng dài hay hẹp bao quy đầu. Sau đây, các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh xin được chia sẻ để các bậc phụ huynh có thêm những hiểu biết về vấn đề này.

khi-nao-can-cat-bao-quy-dau-cho-tre

Cắt bao quy đầu là gì?

Cắt bao quy đầu là tiểu phẫu được thực hiện trong 15 tới 20 phút, để cắt phần da thừa ở bao quy đầu. Cắt bao quy đầu với mục đích làm lộ ra đầu dương vật nằm trong bao quy đầu, và làm cho bao quy đầu cũng như đầu dương vật được vệ sinh một cách sạch sẽ, dễ dàng, không bị ứ đọng vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Khi nào cần cắt bao quy đầu?

Khi bao quy đầu bị dài hoặc bị hẹp, người ta cần phải sử dụng đến tiểu phẫu cắt bao quy đầu.

- Khi bao quy đầu bị dài: Là tình trạng mà dương vật bình thường nhưng bao quy đầu dài tới mức phủ kín toàn bộ quy đầu. Nhưng miệng của bao quy đầu vẫn có độ rộng bình thường, không bị hẹp. Điều này làm cho quá trình vệ sinh khó sạch sẽ, chất thải hay chất nhầy tiết ra dễ bị ứ đọng lại tại bao quy đầu, sinh ra những căn bệnh viêm nhiễm tại đầu dương vật. Tuy nhiên, khi dương vật cương cứng, dùng tay kéo thì bao quy đầu vẫn có thể kéo lên, để lộ dương vật. Trong những trường hợp này, nếu bạn biết cách vệ sinh thật sạch sẽ, bạn không cần cắt bao quy đầu. Nhưng để đảm bảo vệ sinh và không gây các bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục, bạn nên thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu là điều tốt.

- Khi bao quy đầu bị hẹp: Hẹp bao quy đầu là hiện tượng bẩm sinh của bao quy đầu. Khi dương vật cương cứng mà phần da bao phủ bên ngoài dương vật không tự lộn lên được thì bạn đang bị hẹp đầu dương vật. Do miệng của bao quy đầu quá hẹp, không đủ cho đầu dương vật lộ ra. Đơn giản hơn là khi bạn chà xà phòng để bôi trơn “cậu nhỏ”, dùng một tay giữ cố định dương vật, một tay kéo và lộn bao quy đầu xuống dưới. Nếu bạn không thực hiện được, thì có nghĩa là bị hẹp bao quy đầu.

Bị hẹp bao quy đầu cũng có thể bắt nguồn từ bệnh lý, được gọi là hẹp bao quy đầu thứ phát, là hậu quả của viêm nhiễm dẫn tới sẹo xơ hóa.

Có 2 loại hẹp: bán hẹp bao quy đầu và hẹp bao quy đầu hoàn toàn.

Khi bạn bị hẹp bao quy đầu, thì việc tiểu phẫu là điều rất cần thiết phải làm, bởi lúc này bạn không thể vệ sinh sạch sẽ được phần niêm mạc phía trong của bao quy đầu, tại đó sẽ tích tụ những vi khuẩn gây hại, và bạn càng không thể sinh hoạt tình dục một cách bình thường.

Ở độ tuổi nào thì nên cắt bao quy đầu?

Khi còn bé, nhất là dưới 1 tuổi, thì hoàn toàn không nên thực hiện cắt bao quy đầu, vì nó gây ra đau đớn cho bé. Chưa nói tới việc dài bao quy đầu khi nhỏ sẽ có thể biến mất ở độ tuổi trưởng thành mà không cần sử dụng biện pháp nào.

Với trẻ dưới 6 tuổi, bạn nên bôi thuốc bôi trơn thay vì cắt bao quy đầu vì bộ phận sinh dục chưa phát triển hoàn thiện, dùng tay kéo phần bao quy đầu lên cho bé một ngày 3 lần. Nếu không có hiệu quả sau một vài tháng thực hiện thì bạn mới nên cho bé đi tiểu phẫu.

Khi trưởng thành mà bao quy đầu không tự kéo lên, và dương vật khi cương cứng không thể tự lộ ra ngoài thì bắt buộc bạn cần đi tiểu phẫu thì mới có thể giao hợp một cách bình thường.

Chú ý: Không nên cat bao quy dau trong trường hợp dương vật quá nhỏ, dương vật bị cong, lỗ tiểu đóng thấp…

Lợi ích của việc cắt bao quy đầu

Cắt bao quy đầu ngoài những lợi ích đã nêu trên là giải quyết những vấn đề về hẹp, và dài bao quy đầu, để tránh viêm nhiễm dương vật và giúp dương vật thực hiện được những chức năng giao hợp một cách bình thường, thì nó còn có lợi ích làm cho dương vật phát triển một cách bình thường, tránh tình trạng dương vật bị nhỏ. Và đặc biệt, để phòng tránh các viêm nhiễm như: viêm quy đầu, viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo,... và các bệnh lây lan qua đường tình dục.

Trên đây là một số chia sẻ của các chuyên gia phòng khám bệnh nam khoa Hưng Thịnh về vấn đề khi nào cần cắt bao quy đầu. Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy liên hệ tới số hotline 0352 612 932 hoặc nhấp chọn Bác sĩ tư vấn để được các chuyên gia giải đáp trực tiếp.

Đánh giá: 
Khi nào cần cắt bao quy đầu cho trẻ?
Điểm trung bình:  7.9 /  10 (  24 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?