Bệnh giang mai ở nữ giới triệu chứng và biểu hiện

Lượt xem: 22053

Bệnh giang mai ở phụ nữ nếu không được chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, tìm hiểu về bệnh giang mai ở nữ giới là việc làm vô cùng cần thiết, giúp cho các chị em có thể biết cách phòng bệnh hoặc sớm nhận biết bệnh để đi chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số thông tin mà phòng khám nam khoa chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh giang mai ở nữ giới.

benh-giang-mai-o-nu-gioi

Giang mai là chứng bệnh xã hội nguy hiểm, do một loại xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum gây ra. Bệnh này lây nhiễm chủ yếu qua con đường tình dục không an toàn và để lại nhiều biến chứng, đe dọa tính mạng của người bệnh.

Con đường lây nhiễm bệnh giang mai ở nữ giới

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn dưới mọi hình thức như: quan hệ qua đường hậu môn, âm đạo, bằng miệng,… đều có thể khiến nữ giới bị bệnh giang mai.

Lưu ý: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người mắc bệnh giang mai, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Bao cao su chỉ bảo vệ được dương vật, các vị trí khác vẫn có thể tiếp xúc với mầm bệnh.

Lây truyền qua vết thương hở

Treponema pallidum có trong huyết thanh, máu và dịch nhầy. Mọi tiếp xúc thông thường với vết thương hở mang mầm bệnh đều có thể dẫn truyền xoắn khuẩn giang mai vào cơ thể, gây bệnh giang mai. Do vậy, chuyên gia khuyến cáo, mỗi chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh khi không có dụng cụ bảo hộ.

Lây truyền từ mẹ sang con

Bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai nếu mà không được phát hiện và có biện pháp chữa trị kịp thời, nguy cơ lây truyền bệnh sang con là rất cao.

Để hạn chế nguy cơ lây bệnh sang con, trước khi có ý định mang thai và trong thời kỳ mang thai, chị em nên đặc biệt chú ý đến sức khỏe của mình, nên đến cơ sở y tế để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Lây truyền qua đường máu

Xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm qua đường máu thông qua việc cho và nhận máu, hoặc vô tình tiếp xúc với máu của người bệnh. Đây là nguyên nhân ít phổ biến vì trước khi cho máu, các bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận.

Lây truyền qua những tiếp xúc thông thường

Ôm, hôn hay những tiếp xúc thân mật với người bệnh cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh giang mai ở nữ giới. Tuy nhiên, con đường lây nhiễm này có tỷ lệ thấp.

Mặt khác, các chuyên gia cũng cho biết, bệnh giang mai chỉ dễ truyền bệnh sang cho người khác ở giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Đến giai đoạn 3, xoắn khuẩn giang mang không thể lây truyền bệnh.

trieu-chung-benh-giang-mai-o-nu-gioi

Triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ giới

Bệnh giang mai ở nữ giới cũng phát triển theo 3 giai đoạn chính giống như ở nam giới, mỗi giai đoạn lại có biểu hiện, triệu chứng khác nhau.

Giai đoạn 1

Sau thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 – 90 ngày (trung bình là 3 tuần), người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn đầu là việc xuất hiện săng giang mai và hạch.

Săng giang mai là những vết lở hình tròn hoặc hình bầu dục, có kích thước từ 0,3 – 3cm, bờ nhẵn, có màu đỏ. Vết loét giang mai mọc đều đặn, có giới hạn rõ ràng, đáy có màu đỏ như thịt tươi, nền cứng, khi lấy tay ấn vào không thấy cảm giác đau và cũng không gây ngứa ngáy. Sau 5 – 6 ngày xuất hiện săng giang mai, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện hạch.

Săng giang mai ở nữ giới thường xuất hiện ở: âm đạo, môi lớn, môi bé, cổ tử cung,… còn nam giới thường mọc ở quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật,… Ngoài ra, săng giang mai cũng có thể xuất hiện ở quanh hậu môn, khoang miệng và lưỡi. Những triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn 1 sẽ tự biến mất sau 3 – 6 tuần.

Giai đoạn 2

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn 2 xuất hiện sau giai đoạn đầu từ 4 – 10 tuần. Ở giai đoạn này, bệnh có biểu hiện rầm rộ và phức tạp hơn. Xuất hiện nốt ban mọc đối xứng có màu hồng như hoa anh đào hoặc màu hơi tím, có thể mọc ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng chủ yếu là mọc ở lưng và hai bên mạn sườn, tứ chi. Khi lành săng giang mai không để lại sẹo.

Bên cạnh đó, giang mai giai đoạn 2 cũng gây ra các mảng sẩn, những vết phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc với nhiều kích thước khác nhau. Đây là giai đoạn người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng huyết do xoắn khuẩn giang mai. Đồng thời, người bệnh luôn có biểu hiện nóng sốt và nổi hạch.

Giai đoạn 3

Giang mai giai đoạn 3 xuất hiện trễ, khoảng từ 5 – 15 năm sau khi xuất hiện săng giang mai.

Ở giai đoạn 3, sang thương sâu như củ (gọi là củ giang mai), gồm ở da, xương, cơ, nội tạng, thần kinh và tim mạch. Khi lành, củ giang mai sẽ để lại sẹo, vết thương bị biến dạng. Giai đoạn này không có hạch.

cach-chua-benh-giang-mai-o-nu-gioi

Cách chữa bệnh giang mai ở nữ giới

Bệnh giang mai ở phụ nữ nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ có cơ hội được chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Chính vì thế, khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh giang mai, chị em phụ nữ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị.

Tại Hà Nội, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh (số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội) đã và đang áp dụng thành công phương pháp "điều trị miễn dịch cân bằng" để chữa bệnh giang mai. Đây là phương pháp tiên tiến, được giới chuyên gia đánh giá cao.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp "điều trị miễn dịch cân bằng" là khống chế và tiêu diệt mầm bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh đặc trị liều cao. Đồng thời sử dụng tác nhân sinh vật cơ bản, lý luận điều trị biện chứng và kết hợp khoa học để tái tạo những tế bào bị tổn thương do xoắn khuẩn giang mai gây ra, củng cổ khả năng miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát.

Hy vọng chia sẻ của phòng khám nam khoa Hưng Thịnh về bệnh giang mai ở nữ giới sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhấc máy và gọi cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng 0352 612 932 để được tư vấn bởi các chuyên gia.

Đánh giá: 
Bệnh giang mai ở nữ giới triệu chứng và biểu hiện
Điểm trung bình:  8.5 /  10 (  22 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Xoắn khuẩn giang mai là gì? Xoắn khuẩn giang mai là gì?
    Xoắn khuẩn giang mai là thủ phạm gây ra bệnh giang mai - căn bệnh xã hội đáng sợ nhất hiện nay. Loại xoắn khuẩn này có tên là Treponema Pallidum với nhiều đặc trưng riêng biệt và rất khó điều tr
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai lây qua đường nào? Bệnh giang mai lây qua đường nào?
    Chắc hẳn ai cũng biết giang mai là một trong số các bệnh xã hội nguy hiểm hiện nay nhưng bệnh giang mai lây qua đường nào thì không phải ai cũng nắm được. Tìm hiểu về những con đường lây nhiễm b...
    Xem chi tiết
  • Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu? Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?
    Sau khi quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh giang mai thì sẽ bị lây bệnh từ họ. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu thì không phải ai cũng giống nhau. Tại sao lại có sự kh
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai ở miệng Bệnh giang mai ở miệng
    Bệnh giang mai ở miệng là một trường hợp của giang mai. So với các trường hợp giang mai khác thì giang mai ở miệng ít gặp hơn và thường không được chú ý đến, tuy nhiên, nó vẫn có thể gây ra...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai có gây vô sinh không? Bệnh giang mai có gây vô sinh không?
    Bệnh giang mai có gây vô sinh không là nỗi lo của rất nhiều các bệnh nhân trót mắc phải căn bệnh xã hội này. Giang mai là một bệnh lý nguy hiểm lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau nhưng...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai thần kinh có biểu hiện như thế nào? Bệnh giang mai thần kinh có biểu hiện như thế nào?
    Giang mai thần kinh là triệu chứng điển hình của bệnh giang mai giai đoạn cuối. Vậy biểu hiện của bệnh giang mai thần kinh là như thế nào để người bệnh có thể nhận biết? Sau đây, các chuyên...
    Xem chi tiết