- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Bệnh giang mai /
- Xét nghiệm giang mai ở đâu, như thế nào?
Xét nghiệm giang mai ở đâu, như thế nào?
-
Cập nhật lần cuối: 03-06-2023 14:46:34
-
Khi có biểu hiện của bệnh giang mai và nghi ngờ mình đã nhiễm bệnh, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiến hành xét nghiệm giang mai, kiểm tra khả năng mắc bệnh của mình là điều cần thiết. Vậy xét nghiệm giang mai như thế nào?
Chào bác sĩ! Bác sĩ cho em hỏi, khoảng 1 tháng trước em có quan hệ tình dục với bạn gái mới quen mà không sử dụng bao cao su. Hiện tại, em thấy cơ thể mình khác lạ, đặc biệt là phần quy đầu có xuất hiện mấy vết loét đỏ, hình tròn, thâm và cứng, nhưng không ngứa ngáy khó chịu gì cả. Qua tìm hiểu trên mạng thì em thấy rất giống với triệu chứng của bệnh giang mai. Em muốn đi kiểm tra nhưng không biết xét nghiệm giang mai ở đâu và phương pháp xét nghiệm giang mai như thế nào? Mong bác sĩ tư vấn giúp! (Đức Huy, 29t - Đông Anh, HN)
Trả lời:
Chào bạn!
Lo lắng mình có thể bị bệnh giang mai sau khi quan hệ với gái mại dâm là một điều hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt khi bạn nhận thấy cơ thể mình có những biểu hiện khác lạ, giống hệt với triệu chứng của bệnh giang mai như: Bộ phận sinh dục xuất hiện những vết loét hình tròn, thâm và cứng, cơ thể nổi hạch và sốt… Việc đi thăm khám và tiến hành xét nghiệm giang mai của bạn là điều cần thiết. Vậy nên xét nghiệm giang mai ở đâu và xét nghiệm giang mai như thế nào?
Xét nghiệm giang mai ở đâu?
Việc lựa chọn địa chỉ xét nghiệm giang mai ở đâu tốt cũng là vấn đề được không ít người bệnh quan tâm. Bởi vì hiện nay có rất nhiều cơ sở, phòng khám bệnh xã hội hoạt động mà chưa được sự cấp phép của Sở Y Tế, không đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn dịch vụ khám chữa bệnh, gây tâm lý hoang mang cho người bệnh.
Phòng khám Hưng Thịnh số 380 Xã Đàn là một trong những địa chỉ xét nghiệm bệnh giang mai uy tín ở Hà Nội. Với việc áp dụng những công nghệ, trang thiết bị hiện đại trong việc khám và chữa bệnh sẽ đảm bảo cho kết quả xét nghiệm giang mai luôn là chính xác.
Xét nghiệm giang mai như thế nào?
Về thắc mắc xét nghiệm giang mai như thế nào của bạn, các bác sĩ chuyên khoa về bệnh xã hội cho biết, khi bệnh nhân đi khám bệnh giang mai sẽ được tiến hành các xét nghiệm sau đây:
1. Kiểm tra mẫu bệnh phẩm trên kính hiển vi.
Nếu như trên cơ thể bệnh nhân xuất hiện những tổn thương nghi ngờ là có tồn tại xoắn khuẩn giang mai như vết trợt, vết loét hay sẩn, mảng giang mai; bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy một mẫu bệnh phẩm từ đó và soi trên kính hiển vi.
Kính hiển vi được sử dụng có tên là Darkfield có nền đen. Đây là loại kính hiển vi có khả năng kiểm tra xoắn khuẩn giang mai khi soi trực tiếp trên kính, xoắn khuẩn được nhìn thấy có hình lò xo di động.
Phương pháp xét nghiệm giang mai này tương đối chính xác, rất quan trọng việc chẩn đoán bệnh giang mai thời kì đầu.
Xoắn khuẩn giang mai soi qua kính hiển vi
2. Xét nghiệm máu.
Các phương pháp này được áp dụng cho người mắc bệnh giang mai từ giai đoạn 2 trở lên. Đây là giai đoạn khi cơ thể đã có đủ thời gian để tạo ra kháng thể. Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân và kiểm tra những chỉ số sau:
- Xét nghiệm giang mai RPR (Rapid Plasma Reagin): RPR có tác dụng kiểm tra sự tồn tại của kháng thể chống lại xoắn khuẩn giang mai trong dịch não tủy. Đây là phản ứng có khả năng phát hiện giang mai nhanh. Nếu RPR cho kết quả âm tính thì không bị giang mai và ngược lại, nếu RPR cho kết quả dương tính thì có thể bạn đã bị giang mai.
Tuy nhiên, xét nghiệm RPR không phải lúc nào cũng chính xác. Ở những người mắc bệnh giang mai giai đoạn đầu hoặc giang mai kín thì RPR cho kết quả âm tính, nghĩa là RPR không có khả năng phát hiện ra giang mai giai đoạn này.
- Xét nghiệm giang mai TPHA: Sau khi có kết quả xét nghiệm RPR dương tính, bệnh nhân có khả năng bị nhiễm giang mai nhưng chưa chắc chắn, do đó, bác sĩ sẽ tiến hành thêm xét nghiệm TPHA. Nếu TPHA cũng cho kết quả dương tính thì khả năng bị giang mai là rất cao.
- Xét nghiệm giang mai VDRL: Đây là một trong những phản ứng huyết thanh cổ điển. Xét nghiệm này tương tự như xét nghiệm RPR nhưng cho kết quả chậm hơn.
- Xét nghiệm giang mai FTA-ABS: Sau khi có kết quả TPHA dương tính, nếu như bệnh nhân khẳng định mình không thể bị giang mai (do quan hệ tình dục có dùng bao cao su hoặc chưa quan hệ tình dục), bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm tiếp theo là xét nghiệm Fluorescent Treponemal Antibody – Absorption (FTA-ABS) để sàng lọc và phân biệt bệnh giang mai với các nhiễm trùng khác.
Một số lưu ý khi xét nghiệm giang mai:
- Có một vài trường hợp xét nghiệm giang mai "giả dương tính", nghĩa là bệnh nhân không bị giang mai nhưng vẫn cho kết quả có khả năng bị giang mai. Sự nhầm lẫn này có thể là do: Một vấn đề xảy ra ở hệ miễn dịch, ung thư, do trạng thái sinh lý hoặc do thai kì,… Như vậy, để khẳng định một người có bị giang mai hay không, bác sĩ chuyên khoa cần phải tiến hành nhiều xét nghiệm.
- Xét nghiệm giang mai đối với thai phụ cần phải tiến hành thận trọng. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm mỗi tháng một lần vào 2 tháng liên tiếp, nếu như xét nghiệm ban đầu cho kết quả dương tính, 2 tháng sau cho kết quả âm tính thì có thể kết luận là âm tính, nghĩa là thai phụ không bị giang mai.
- Xét nghiệm giang mai đối với trẻ sinh ra từ người mẹ bị bệnh giang mai bằng kết quả RPR. Nếu RPR cho kết quả dương tính thì cũng chưa thể chắc chắn là đứa trẻ bị bệnh giang mai. Chỉ trong trường hợp, chỉ số RPR của con cao hơn của mẹ thì mới có thể chẩn đoán trẻ đã bị nhiễm giang mai (chắc chắn nhất là trường hợp chỉ số RPR của con cao hơn gấp 4 lần).
Hi vọng qua những chia sẻ trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn về vấn đề xét nghiệm giang mai ở đâu như thế nào. Nếu vẫn còn thắc mắc về bệnh, bạn hãy gọi tới số hotline 0352 612 932 hoặc click chọn [Bác sĩ tư vấn] để nhận tư vấn trực tiếp từ chuyên gia của phòng khám nam khoa.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Xoắn khuẩn giang mai là gì?
Xoắn khuẩn giang mai là thủ phạm gây ra bệnh giang mai - căn bệnh xã hội đáng sợ nhất hiện nay. Loại xoắn khuẩn này có tên là Treponema Pallidum với nhiều đặc trưng riêng biệt và rất khó điều trXem chi tiết
-
Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Chắc hẳn ai cũng biết giang mai là một trong số các bệnh xã hội nguy hiểm hiện nay nhưng bệnh giang mai lây qua đường nào thì không phải ai cũng nắm được. Tìm hiểu về những con đường lây nhiễm b...Xem chi tiết
-
Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?
Sau khi quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh giang mai thì sẽ bị lây bệnh từ họ. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu thì không phải ai cũng giống nhau. Tại sao lại có sự khXem chi tiết
-
Bệnh giang mai ở miệng
Bệnh giang mai ở miệng là một trường hợp của giang mai. So với các trường hợp giang mai khác thì giang mai ở miệng ít gặp hơn và thường không được chú ý đến, tuy nhiên, nó vẫn có thể gây ra...Xem chi tiết
-
Bệnh giang mai có gây vô sinh không?
Bệnh giang mai có gây vô sinh không là nỗi lo của rất nhiều các bệnh nhân trót mắc phải căn bệnh xã hội này. Giang mai là một bệnh lý nguy hiểm lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau nhưng...Xem chi tiết
-
Bệnh giang mai thần kinh có biểu hiện như thế nào?
Giang mai thần kinh là triệu chứng điển hình của bệnh giang mai giai đoạn cuối. Vậy biểu hiện của bệnh giang mai thần kinh là như thế nào để người bệnh có thể nhận biết? Sau đây, các chuyên...Xem chi tiết