Bệnh giang mai là gì, tìm hiểu về bệnh giang mai ở nam, nữ giới

Lượt xem: 31749

Trong số các bệnh xã hội phổ biến hiện nay, thì bệnh giang mai là bệnh lý nguy hiểm nhất chỉ đứng sau HIV/AIDS. Nó không chỉ ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe bệnh nhân, mà còn có thể gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời nếu không được điều trị. Do đó, hãy cùng các bác sĩ phòng khám nam khoa Hưng Thịnh tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách chữa bệnh giang mai trong bài viết dưới đây.

benh-giang-mai-la-gi

Xoắn khuẩn giang mai

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục, có thể dẫn đến những biến chứng rất nghiêm trọng khi không được điều trị nhưng có thể được chữa khỏi nếu điều trị kịp thời.

Trong những năm gần đây, bệnh giang mai có xu hướng gia tăng ở nhiều nước, đặc biệt là những nước nhiệt đới và các nước đang phát triển, bao gồm cả Việt Nam. Điều này được giải thích là do quan hệ tình dục bừa bãi, sự gia tăng các tệ nạn xã hội như gái mại dâm, dùng chung bơm kim tiêm, đồng tính nam, không sử dụng bao cao su...

Liên hệ với bác sĩ tư vấn
tuvan2_tel1
tuvan2_tel2

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Tác nhân gây bệnh giang mai

Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Treponema pallidum được phát hiện vào năm 1905, là một hình lò xo có từ 6-10 vòng xoắn. Chúng di động theo 3 cách, bao gồm: Di động theo trục dọc như vặn đinh ốc, di động qua lại như một quả lắc đồng hồ và di động lượn sóng.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc da bị xây xát thường phát sinh chủ yếu qua quan hệ tình dục qua đường sinh dục, đường hậu môn hay đường miệng, xoắn khuẩn đi vào hạch và máu, rồi lan truyền khắp cơ thể bệnh nhân.

Ở môi trường ngoài, giang mai là một xoắn khuẩn yếu, nó chết nhanh chóng ở nơi khô và sống dai hơn ở môi trường ẩm ướt. Cụ thể, nó vẫn có khả năng di động được rất lâu ở trong nước đá với độ lạnh -20C, có thể sống được 30 phút ở 45C và sống kéo dài đến 2 ngày trong môi trường thuận lợi.

Con đường lây truyền của bệnh giang mai

- Lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây truyền chính của bệnh giang mai. Bất cứ các tiếp xúc nào trong quan hệ tình dục, bao gồm quan hệ tình dục thông thường, quan hệ tình dục qua đường miệng hoặc quan hệ qua đường hậu môn đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Sử dụng bao cao su có thể làm giảm nguy cơ nhưng không ngăn chặn hoàn toàn được khả năng mắc bệnh giang mai.

- Lây truyền từ mẹ sang con: Người mẹ bị bệnh giang mai, xoắn khuẩn có thể đi qua nhau thai vào thai nhi, gây nên bệnh giang mai bẩm sinh ở bé. Sự lây truyền bệnh chủ yếu xảy ra khi mẹ mắc bệnh giang mai giai đoạn đầu.

- Lây truyền qua đường máu: Bất kì các hình thức nào liên quan đến việc tiêm chích, truyền máu... đều có thể làm cho xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây nên bệnh. Người truyền bệnh thường đang trong giai đoạn của giang mai tiềm ẩn nên không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào và không biết mình mắc bệnh. Trong khi đó, người bị nhiễm thường là người nhận máu hoặc sử dụng chung kim tiêm với người bệnh.

- Lây qua tiếp xúc gián tiếp: Xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua các tiếp xúc gián tiếp như ôm, hôn. Hoặc việc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như quần áo, dao cạo râu và bàn chải đánh răng... mà chứa dịch, máu mủ của người bệnh đều có khả năng mắc giang mai. Nguy cơ mắc bệnh thông qua các tiếp xúc gián tiếp tập trung cao ở những người thân sống trong cùng một gia đình với người bị bệnh.

benh-giang-mai-la-gi-2

Các triệu chứng của bệnh giang mai

Triệu chứng của bệnh giang mai

Các triệu chứng của bệnh giang mai xuất hiện và biến mất theo từng giai đoạn phát triển của bệnh nên không dễ để nhận biết. Đặc biệt, một số triệu chứng của giang mai nếu có xuất hiện cũng rất dễ nhầm lẫn với các vấn đề về da như viêm da, sốt, nhiễm trùng... thông thường khác. Các triệu chứng của bệnh giang mai ở nam giới và nữ giới có thể chia làm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn đầu tiên

Trong khoảng thời gian từ 10 ngày cho đến 90 ngày, bệnh nhân xuất hiện những vết loét trên bề mặt da gọi là săng giang mai, tại đúng vị trí mà giang mai xâm nhập vào cơ thể, thường tập trung ở vùng xung quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Đặc điểm của săng giang mai là không ngứa, không đau, không có mủ; có hình tròn, nông, nền cứng. Dù có hay không được điều trị, săng giang mai có thể tự lành sau từ 6 đến 8 tuần làm người bệnh nhầm tưởng là mình đã khỏi.

Giai đoạn này, giang mai ít nguy hiểm cho bản thân người bệnh nhưng rất nguy hiểm cho xã hội vì khả năng lây lan rất mạnh.

Giai đoạn thứ hai

Giai đoạn 2 là thời kì nhiễm trùng máu. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào khắp các cơ quan phủ tạng và gây ra những tổn thương và triệu chứng toàn thân cho bệnh nhân trong khoảng 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1.

Có nhiều loại thương tổn như: đào ban, sẩn, sẩn mủ, sẩn vẩy và mụn mủ. Đặc điểm chung của chúng là không ngứa, không đau. Đối với những loại thương tổn khác nhau có những đặc điểm khác nhau:

- Đào ban: Màu hồng, ấn thì biến mất, thường tập trung ở vùng bụng, mạng sườn, bả vai, tay và chân.

- Sẩn: Các sẩn hoặc mảng sẩn nổi cao trên bề mặt da, màu đỏ, rắn chắc. Sẩn rất đa dạng từ sẩn có vẩy, sẩn trợt, sẩn có mủ, sẩn loét ... chúng có thể sắp xếp thành các hình cung, hình nhẫn.

- Nốt phỏng nước: Tập trung quanh mép mũi, hậu môn, âm hộ, có thể trợt loét, sần sùi hoặc nứt rõ, có vẩy tiết, chứa nhiều xoắn khuẩn nhất trong các loại thương tổn nên có khả năng lây lan lớn.

Nếu không được điều trị, các tổn thương này cũng tự mất đi nhưng xoắn khuẩn giang mai vẫn tồn tại ở bên trong và tiếp tục phá hoại cơ thể.

Một số triệu chứng toàn thân như: Sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch... Một số trường hợp hiếm gặp bệnh nhân bị viêm gan, viêm thận, viêm khớp, viêm màng xương, viêm dây thần kinh thị giác...

Giai đoạn tiềm ẩn

Giai đoạn tiềm ẩn bắt đầu khi tất cả các triệu chứng giang mai đã có trước đó biến mất. Nếu không được điều trị, bệnh vẫn tiếp tục tiềm ẩn trong cơ thể bệnh nhân trong nhiều năm mà không gây ra bất kì dấu hiệu, triệu chứng nào. Giai đoạn này chia làm 2 loại: Giang mai tiềm ẩn sớm và giang mai tiềm ẩn muộn.

- Giang mai tiềm ẩn sớm: Xảy ra dưới 1 năm sau giai đoạn 2, 25% bệnh nhân tái phát lại các thương tổn của thời kì 1 hoặc 2. Các thương tổn này không được điều trị cũng tự biến mất và bệnh nhân chuyển sang thời kỳ giang mai giai đoạn tiềm ẩn muộn.

- Giang mai tiềm ẩn muộn: Có thể kéo dài nhiều năm thậm chí đến suốt cuộc đời mà không gây ra bất kì triệu chứng gì. Sang giai đoạn này, giang mai không lây lan nữa.

Giai đoạn cuối

Xảy ra sau từ 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh. Các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 4 bao gồm: Khó phối hợp các cơ, tê liệt, mù mắt và mất trí nhớ... Những tổn thương gây ra cho cơ quan nội tạng của người bệnh có thể dẫn đến tử vong.

tac-hai-cua-benh-giang-mai

Biến chứng của bệnh giang mai

Những tác hại của bệnh giang mai

Giang mai ở người lớn

Nếu không được điều trị, bệnh giang mai có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ quan bộ phận trong cơ thể, bao gồm: Tim, não, mắt, xương, hệ thần kinh và hệ xương khớp. Cụ thể:

- Đối với giang mai thần kinh: Giang mai thần kinh ảnh hưởng đến não và tủy sống, có thể gây ra viêm màng não, viêm mạch máu não, tổn thương thoái hóa ở não... làm cho bệnh nhân bị suy nhược, trầm cảm, rối loạn ý thức từng thời kỳ, động kinh, đột quỵ, hoặc gây ra ảo giác với người bệnh, mất trí nhớ, yếu cơ, run và co giật.

- Đối với giang mai tim mạch: Giang mai tim mạch ảnh hưởng đến tim và các mạch máu, đặc biệt là các mạch máu dẫn ra khỏi tim (động mạch chủ). Giang mai tim mạch làm cho động mạch chủ bị viêm, nó suy yếu dần tạo thành chứng phình mạch. Phình động mạch có thể dẫn đến vỡ mạch và tử vong cho người bệnh. Ngay cả khi phình động mạch không vỡ, thì có cũng có thể ảnh hưởng đến van tim, lượng máu từ van tim cung cấp cho tim giảm, dẫn đến suy tim.

- Đối với củ giang mai: Củ giang mai thường tiến triển không lành tính, phát triển ở đâu thì phá hủy các cơ quan bộ phận tại đó. Củ giang mai phát triển trên xương làm đau xương và gây ra viêm nhiễm xương khớp mãn tính, phát triển trên các cơ quan nội tạng thì ảnh hưởng đến chức năng của nội tạng, thậm chí là phá hủy nội tạng.

Giang mai bẩm sinh

Giang mai bẩm sinh là một loại bệnh giang mai được truyền từ người mẹ sang con. Mẹ mang thai mắc bệnh giang mai có thể dẫn đến thai chết lưu, sinh non hoặc sảy thai. Trẻ sinh ra với bệnh giang mai bẩm sinh giai đoạn sớm có thể bị co giật, điếc, hoặc một số dị tật thể chất. Giang mai bẩm sinh giai đoạn muộn có thể gây phát ban, gan to, xương bất thường, thiếu máu, vàng da... thậm chí dẫn đến tử vong cho trẻ.

cach-chua-benh-giang-mai

Cách chữa bệnh giang mai

Giang mai hiện nay có thể được điều trị và chữa khỏi hoàn toàn bằng các loại kháng sinh đặc trị. Điều quan trọng là bệnh nhân phải phát hiện sớm và tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của thầy thuốc về liều lượng và thời gian dùng thuốc.

Thuốc điều trị giang mai bao gồm thuốc tiêm và thuốc uống. Bệnh nhân mắc giang mai giai đoạn đầu, và giai đoạn thứ 2, có thể chỉ cần một lộ trình điều trị bằng thuốc uống hoặc tiêm một liều duy nhất. Ở giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối của giang mai, việc điều trị trở nên khó khăn hơn nhiều, bác sĩ điều trị phải dùng liều cao liên tục trong khoảng 10 ngày để làm giảm sự tiến triển của bệnh và hạn chế những biến chứng do bệnh mang lại. Tuy nhiên, điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn cuối không thể cứu vãn những tổn thương mà giang mai đã gây ra trước đó.

Sau khi kết thúc điều trị được 3 tháng, người bệnh cần phải đi xét nghiệm lại và tiến hành kiểm tra liên tục 6 tháng một lần trong 2 đến 3 năm tiếp theo để chắc chắn xoắn khuẩn đã được loại ra khỏi cơ thể. Nếu như bệnh có dấu hiệu tái phát, lộ trình điều trị vẫn cần phải duy trì với liều lượng thuốc cao hơn.

Lưu ý: Đối với bệnh giang mai khi mang thai, bác sĩ sẽ có pháp đồ điều trị bằng thuốc riêng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

tuvan3_loikhuyen
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia kham nam khoa Hưng Thịnh về bệnh giang mai là gì. Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh, hãy gọi đến số hotline 0352 612 932 nhấp chọn [Chat với bác sĩ] để chat trực tuyến cùng các chuyên gia của chúng tôi.
tuvan2_tel1
tuvan2_tel2
luuy

 

Đánh giá: 
Bệnh giang mai là gì, tìm hiểu về bệnh giang mai ở nam, nữ giới
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  47 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Xoắn khuẩn giang mai là gì? Xoắn khuẩn giang mai là gì?
    Xoắn khuẩn giang mai là thủ phạm gây ra bệnh giang mai - căn bệnh xã hội đáng sợ nhất hiện nay. Loại xoắn khuẩn này có tên là Treponema Pallidum với nhiều đặc trưng riêng biệt và rất khó điều tr
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai lây qua đường nào? Bệnh giang mai lây qua đường nào?
    Chắc hẳn ai cũng biết giang mai là một trong số các bệnh xã hội nguy hiểm hiện nay nhưng bệnh giang mai lây qua đường nào thì không phải ai cũng nắm được. Tìm hiểu về những con đường lây nhiễm b...
    Xem chi tiết
  • Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu? Thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu?
    Sau khi quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh giang mai thì sẽ bị lây bệnh từ họ. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu thì không phải ai cũng giống nhau. Tại sao lại có sự kh
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai ở miệng Bệnh giang mai ở miệng
    Bệnh giang mai ở miệng là một trường hợp của giang mai. So với các trường hợp giang mai khác thì giang mai ở miệng ít gặp hơn và thường không được chú ý đến, tuy nhiên, nó vẫn có thể gây ra...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai có gây vô sinh không? Bệnh giang mai có gây vô sinh không?
    Bệnh giang mai có gây vô sinh không là nỗi lo của rất nhiều các bệnh nhân trót mắc phải căn bệnh xã hội này. Giang mai là một bệnh lý nguy hiểm lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau nhưng...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai thần kinh có biểu hiện như thế nào? Bệnh giang mai thần kinh có biểu hiện như thế nào?
    Giang mai thần kinh là triệu chứng điển hình của bệnh giang mai giai đoạn cuối. Vậy biểu hiện của bệnh giang mai thần kinh là như thế nào để người bệnh có thể nhận biết? Sau đây, các chuyên...
    Xem chi tiết