Đại tiện ra máu có nguy hiểm không?

Lượt xem: 9360

Chào bác sĩ! Xin hỏi bác sĩ đại tiện ra máu tươi có nguy hiểm không bởi vì hơn 3 ngày hôm nay tôi có hiện tượng ra máu khi đi đại tiện. Tôi ăn uống rất đầy đủ nhất là các loại rau và đi đại tiện bình thường không rặn mạnh nhưng lại thấy xuất hiện máu cục khi đại tiện. Tôi đang rất hoang mang không biết mình mắc bệnh gì và liệu có nguy hiểm không? (Đức Tài, 39 tuổi – Hải Phòng)

dai-tien-ra-mau-co-nguy-hiem-khong

Trả lời:

Đại tiện ra máu là tình trạng người bệnh đi đại tiện xuất hiện máu lẫn trong phân. Lượng máu có thể nhiều hoặc ít, chảy thành từng tia hoặc từng giọt.

Khi đại tiện ra máu người bệnh thường có triệu chứng sốt, đau hậu môn. Đại tiện ra máu có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm vì vậy cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đại tiện ra máu có nguy hiểm không?

Khi đại tiện ra máu chứng tỏ bạn đang mắc một trong các bệnh lý dưới đây:

Bệnh trĩ: Chảy máu khi đại tiện là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Ống hậu môn là nơi có chứa nhiều mạch máu tạo thành các búi trĩ ở dưới niêm mạc nên khi các đám rối tĩnh mạch có giãn quá mức sẽ tạo thành bệnh trĩ. Ban đầu ra ít máu nên người bệnh khó phát hiện khi thấy có một chút máu dính ở giấy vệ sinh, tới khi bệnh nặng thì chảy thành giọt.

Viêm, nứt kẽ hậu môn: Với triệu chứng ra máu thành từng giọt và đau rát vùng hậu môn. Do mắc bệnh táo bón, khi đại tiện ống hậu môn bị chèn ép nên dễ bị nứt và gây hiện tượng chảy máu, đau rát hậu môn.

Viêm loét đại trực tràng: Khi thấy đại tiện ra máu kèm theo triệu chứng đau bụng và lẫn chất nhầy trong phân bạn nên đi soi trực tràng sớm vì rất có thể bạn bị viêm loét đại trực tràng.

Táo bón mãn tính: Khi mắc bệnh táo bón lâu ngày hậu môn dễ bị nứt và chảy máu gây viêm hậu môn đặc biệt là bệnh trĩ.

Polyp đại tràng và trực tràng: Khi người bệnh ra máu với số lượng nhiều dẫn tới thiếu máu nặng, thậm chí không bị táo bón nhưng khi đại tiện vẫn ra máu chứng tỏ bạn đang mắc căn bệnh polip trực tràng và đại tràng. Khi polip có cuống dài và gần ống hậu môn sẽ bị sa ra ngoài (lòi dom).

Thiếu máu: Đại tiện ra máu kéo dài nếu không có cách xử lí kịp thời sẽ dẫn tới hiện tượng tụt huyết áp, mạch nhanh thậm chí ngất xỉu. Da xanh xao, tim đập nhanh và chân tay luôn có cảm giác lạnh, cơ thể mệt mỏi thường bị chóng mặt, hoa mắt…

Để hạn chế tình trạng đại tiện ra máu bạn nên thực hiện một số điều sau:

• Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu, thường xuyên vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập

• Ăn những thực phấm mềm và ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi

• Uống nhiều nước

• Luôn giữ tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng, lo nghĩ

• Tránh dùng các loại thức ăn có vị cay nóng và các chất kích thích

• Vệ sinh sạch sẽ hậu môn nhất là sau khi đại tiện để tránh viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng

Khi thấy đại tiện ra máu với số lượng máu nhiều bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa trực tràng để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và điều trị theo hướng phù hợp. Bên cạnh đó người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí giúp điều trị bệnh hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia khám chữa trị bệnh trĩ Hưng Thịnh về vấn đề đại tiện ra máu có nguy hiểm không. Nếu bạn có thắc mắc gì cần được giải đáp hãy gọi tới đường dây nóng 0352 612 932 hoặc tới địa chỉ số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội để được tư vấn trực tiếp. Ngoài ra, bạn có thể đăng kí khám online miễn phí để được hưởng các ưu đãi mới nhất của phòng khám.

Đánh giá: 
Đại tiện ra máu có nguy hiểm không?
Điểm trung bình:  7.5 /  10 (  52 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?