Điều trị tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành

Lượt xem: 16092

Bệnh tinh hoàn ẩn là gì chắc hẳn vẫn còn khá mới lạ với nhiều người. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về chứng bệnh nam khoa này.

Tinh hoàn ẩn là gì?

Đây là trường hợp xảy ra ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn khi nó không di chuyển xuống mà dừng lại trên đường đi từ ổ bụng xuống bìu. Tinh hoàn ẩn được coi như là khuyết tật trong quá trình phát triển cơ thể của nam giới.

Tinh hoàn ẩn nên được chẩn đoán ngay sau khi sinh và cần được điều trị sớm. Nhưng ở nhiều trường hợp mãi đến tuổi trưởng thành mới phát hiện ra tinh hoàn ẩn một cách tình cờ.

tinh hoan an

Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh

Liên hệ với bác sĩ tư vấn
tuvan2_tel1
tuvan2_tel2

Bệnh tinh hoàn ẩn có ảnh hưởng như thế nào?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia phong kham da khoa Hung Thinh đã công bố:

- Có 3-4% số trẻ sơ sinh mắc chứng tinh hoàn ẩn. Con số này là 0,1 đến 0,25% ở tuổi trưởng thành.

- Người trưởng thành mắc chứng tinh hoàn ẩn chưa điều trị có nguy cơ ung thư tinh hoàn lên đến 40 lần so với người bình thường. 10% trong số này xảy ra trên tinh hoàn ẩn.

- Ở người trưởng thành, nếu tinh hoàn bị ẩn một bên thì khả năng không có tinh trùng khoảng 20 -25%. Nếu tinh hoàn bị ẩn cả hai bên thì con số này lên đến 60-80% không có tinh trùng.

Như vậy, người trưởng thành mắc bệnh tinh hoàn ẩn không những gây ảnh hưởng về tâm sinh lý do không có hay chỉ có một tinh hoàn dưới bìu, mà còn xuất hiện những nguy cơ như: ung thư hoá tinh hoàn, vô sinh. Bên cạnh đó, cùng với tác động của thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn, chấn thương hoặc tổn thương tinh hoàn.

tinh hoan an o nguoi truong thanh

Cách điều trị tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành

Các chuyên gia phòng khám đa khoa ở Hà Nội cho biết, một nghiên cứu điều trị trên 58 bệnh nhân có độ tuổi trên 18 (trung bình là 26, phạm vi từ 18 đến 41) được chẩn đoán mắc chứng bệnh tinh hoàn ẩn phát hiện trong cùng khoảng thời gian 02/1999 đến 05/2010. Trong đó, tinh hoàn ẩn phía bên phải chiếm 43%, bên trái chiếm 35% và cả hai bên là 22%. Tinh hoàn ẩn sờ thấy ở bẹn là 60% và không sờ thấy chiếm 40%.

Kết quả điều trị:

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn ở bẹn chiếm 69%, màng bụng ở 29% và lỗ bẹn trong chỉ có 2%. Thủ tục điều trị tinh hoàn ẩn được thực hiện là tiểu phẫu hạ tinh hoàn (đưa tinh hoàn xuống bìu) và cắt tinh hoàn (đặt tinh hoàn nhân tạo). Quan sát mô học cho thấy tinh hoàn teo chiếm 89% và không có mô tinh hoàn trong chỉ có 11%.

Như vậy, ở tuổi trưởng thành, nếu tinh hoàn ẩn đã bị teo nhỏ, điều trị lúc này là tiểu phẫu cắt tinh hoàn ngừa nguy cơ ung thư hóa, sau đó đặt tinh hoàn nhân tạo. Nếu tinh hoàn ẩn vẫn còn tương đối lớn và nằm thấp ở gần bìu, có thể giữ lại tinh hoàn bằng tiểu phẫu đưa tinh hoàn xuống bìu, phòng ngừa nguy cơ ung thư hóa có thể xảy ra sau đó.

Bài viết có thể bạn quan tâm

Vì một lý do nào đó mà bạn phát hiện ra mình bị chứng tinh hoàn ẩn khi đã đến tuổi trưởng thành, tốt bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán và làm các xét nghiệm cần thiết.

Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành được các chuyên gia phòng khám nam khoa Hưng Thịnh chia sẻ. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe nam khoa cần tư vấn, hãy nhấp vào hình dưới đây để nhận tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia của chúng tôi.

tuvan-gif

Đánh giá: 
Điều trị tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành
Điểm trung bình:  8.0 /  10 (  41 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?