- Trang chủ /
- Bệnh thường gặp /
- Bệnh trĩ /
- Tìm hiểu về bệnh trĩ, các cấp độ của bệnh trĩ, có mấy loại trĩ
Tìm hiểu về bệnh trĩ, các cấp độ của bệnh trĩ, có mấy loại trĩ
-
Cập nhật lần cuối: 03-06-2023 14:06:15
-
Các cấp độ của bệnh trĩ là gì, có mấy loại trĩ không phải ai cũng có thể biết rõ được. Việc tìm hiểu về bệnh trĩ nguyên nhân gây ra do đâu là cần thiết để từ đó chúng ta có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu chứng bệnh khó chịu này. Sau đây, các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh xin được chia sẻ những thông tin tìm hiểu về bệnh trĩ.
Tìm hiểu về bệnh trĩ là gì?
Trĩ (hay còn gọi là lòi dom) là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Đây là bệnh phổ biến, đứng đầu và chiếm tới hơn 60% trong các bệnh lý vùng hậu môn.
Theo các chuyên gia phòng khám trĩ Hưng Thịnh, bệnh trĩ do những nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Do chế độ ăn uống: Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, các loại thực phẩm không có lợi cho hệ tiêu hóa. Thường xuyên uống nhiều rượu bia, cà phê và đồ uống có gas. Hoặc không uống đủ nước mỗi ngày.
Do táo bón: khi mắc bệnh táo bón lâu dài dễ gây nên bệnh trĩ, những người có thói quen đi đại tiện quá lâu cũng dễ mắc bệnh trĩ.
Sinh hoạt không hợp lí: Những người đứng hoặc ngồi nhiều có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao, vì vậy cần tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng để giãn cơ và tốt cho bụng.
Mang thai: Bà bầu có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao do chịu áp lực tăng lên ở vùng xương chậu, trong quá trình sinh nở, để đưa em bé ra ngoài cần rặn mạnh đó cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ khi mang thai.
Tuổi tác: Ở độ tuổi càng cao thì càng có nguy cơ mắc bệnh trĩ vì do ít vận động, chức năng sinh lý suy giảm và ảnh hưởng các dây thần kinh cơ vùng xương chậu. Hoặc có chế độ ăn uống không điều độ dễ gây táo bón nếu không điều chỉnh kịp thời có thể dẫn tới bệnh trĩ.
Do bệnh tật: Những người có tiền sử mắc bệnh về xương chậu dễ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.
Biểu hiện của bệnh trĩ
Đau rát hậu môn: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở những người mắc bệnh trĩ. Có cảm giác đau rát vùng hậu môn nhất là khi táo bón hoặc bị tiêu chảy.
Đại tiện ra máu: Ban đầu chỉ bị chảy máu do táo bón, với lượng máu ít và khó phát hiện vì nhỏ giọt và lẫn trong phân. Đến khi bệnh nặng, khi đi đại tiện ra máu sẽ chảy nhiều thành tia hoặc giọt lớn.
Sa búi trĩ: Búi trĩ độ 2 sẽ tự động đi vào bên trong nhưng tới khi độ 3 cần phải dùng tay để nhét vào. Còn búi trĩ độ 4 hoàn toàn không thể nhét vào trong được mà cần phải tiểu phẫu cắt trĩ để chấm dứt tình trạng trĩ.
Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng như: tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt hậu môn, bệnh nhân có cổ apxe đi kèm…
Các cấp độ của bệnh trĩ, có mấy loại trĩ?
Bệnh trĩ được chia thành 3 loại là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Trĩ nội: Xuất phát ở bên trên đường lược có bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn, không có thần kinh cảm giác. Các triệu chứng bệnh trĩ nội như: đau rát kèm theo chảy máu khi đi đại tiện, nghẹt hoặc viêm da quanh hậu môn.
Tùy theo tình trạng bệnh, trĩ nội được chia thành 4 cấp độ:
Cấp độ 1: là giai đoạn mới hình thành, triệu chứng chính là chảy máu
Cấp độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện nhưng có thể tự co lên được
Cấp độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được
Cấp độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử
Trĩ ngoại: Xuất phát bên dưới đường lược, có bề mặt là lớp biểu mô lát tầng, có thần kinh cảm giác. Triệu chứng của trĩ ngoại là đau khi ngồi hay khi đại tiện.
Trĩ hỗn hợp: Là khi người bệnh mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi lâu ngày không được điều trị phần trĩ nội và ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.
Lưu ý:
Bệnh trĩ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây chảy máu và đau đớn, tắc nghẽn, bội nhiễm… gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh vì vậy cần có cách phòng ngừa hiệu quả.
Để phòng ngừa bệnh trĩ cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước 2-3 lít nước mỗi ngày. Có chế độ tập luyện đầy đủ, tránh đứng quá lâu hoặc ngồi nhiều. Tránh căng thẳng hoặc làm việc quá sức và đi vệ sinh khoa học, không đi vệ sinh quá lâu và đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đi cầu.
Trên đây, là những chia sẻ của các chuyên gia khám bệnh trĩ phong kham nam khoa Hưng Thịnh về vấn đề tìm hiểu về bệnh trĩ. Nếu bạn có thắc mắc gì cần được giải đáp hãy gọi tới đường dây nóng 0352 612 932 hoặc click chọn Bác sĩ tư vấn để chat trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, bạn có thể đăng kí khám online miễn phí để được hưởng các ưu đãi mới nhất của phòng khám.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền?
Tìm hiểu chi phí chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hay bảng giá chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền là những câu hỏi mà rất nhiều người bệnh quan tâm để có thể chủ động chuẩn bị tốt trước khi t...Xem chi tiết
-
Bệnh trĩ có nên uống nước dừa không?
Nước dừa là món giải khát tuyệt vời cho một số ngày nóng bức. Không chỉ có thế, thức uống trên cũng có nhiều lợi ích tích cực đối với sức khỏe. Song, với các mắc người bị bệnh trĩ, có ...Xem chi tiết
-
Bệnh trĩ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở người trẻ tuổi đang ngày một gia tăng vì thế mà có rất nhiều bạn thanh thiếu niên đã gửi câu hỏi đến cho các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh với nội ...Xem chi tiết
-
Bệnh trĩ có gây vô sinh không?
Bệnh trĩ có gây nên vô sinh không là băn khoăn được rất nhiều cơ thể lưu ý bởi số trường hợp bị bệnh hôm càng tăng lên. Mối quan tâm này càng trở thành rất lớn hơn lúc trĩ là một trong số c...Xem chi tiết
-
Bị bệnh trĩ có sinh thường được không?
Bị bệnh trĩ có sinh thường được không là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ khi mang thai mắc bệnh trĩ. Chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới...Xem chi tiết
-
Bị bệnh trĩ có nên ăn rau muống không?
Bệnh trĩ có nên ăn rau muống không, ăn rau muống có bị sao không cũng như cần ăn rau gì thì tốt. Khi mắc bệnh trĩ, việc ăn uống đúng phương pháp có khả năng giúp người bệnh giảm được tìn...Xem chi tiết