- Trang chủ /
- Bệnh xã hội /
- Mụn rộp sinh dục /
- Mụn rộp sinh dục ở môi, lưỡi chữa như thế nào?
Mụn rộp sinh dục ở môi, lưỡi chữa như thế nào?
-
Cập nhật lần cuối: 08-02-2017 10:03:41
-
Mụn rộp sinh dục ở môi do vi rút Herpes Simplex (HSV) gây ra, bệnh nhân xuất hiện các mụn nước ở môi, mép môi, cằm, má hoặc bên trong miệng như lưỡi, họng,... sau đó lan rộng và gây lở loét. Bệnh có thể phát triển trầm trọng hơn theo thời gian và rất dễ tái phát nếu không chữa đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn cách chữa bệnh mụn rộp ở môi.
Mụn rộp sinh dục ở môi
Mụn rộp ở môi còn được gọi là rộp môi làm cho bệnh nhân cảm thấy ngứa, rát và sưng xung quanh miệng. Sau một thời gian, khi các nốt mụn rộp xuất hiện kèm theo triệu chứng đau họng, sưng hạch, sốt…
Mụn rộp ở môi rất dễ tái phát trong môi trường thuận lợi bởi vì loại vi rút HSV gây bệnh luôn tồn tại sẵn trong cơ thể, kể cả khi các vết rộp đã biến mất. Theo một thống kê cho thấy, có đến 80% dân số có vi rút này và 25% trong số đó tái phát hàng năm. Mỗi đợt tái phát kéo dài từ 1 đến 3 tuần.
Mụn rộp sinh dục ở môi chữa như thế nào?
Chữa trị mụn rộp ở môi hay mụn rộp ở lưỡi cần phải kịp thời. Bệnh nhân cần có các giải pháp nhanh chóng sau từ 8 đến 10 ngày ngay khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Ngược lại, sau thời gian đó thì khó có thể làm gì được nữa. Bệnh sẽ phát triển lan tới các vùng khác của cơ thể, gây ra nhiều đau đớn, khó chịu và đe dọa xảy ra biến chứng.
Có hai phương pháp chữa mụn rộp ở môi chính hiện nay: Điều trị theo y học hiện đại và bằng phương pháp tự nhiên.
Mụn rộp ở mép môi
1. Chữa mụn rộp ở môi theo y học hiện đại
Mụn rộp sinh dục ở môi gây ra do chủng vi rút HSV type-1. Cho đến nay, y học vẫn chưa thể tìm ra phương pháp đặc trị có khả năng tiêu diệt vi rút, do đó, mục tiêu của việc điều trị mụn rộp ở môi là chữa khỏi các triệu chứng và ngăn ngừa khả năng tái phát của chứng bệnh xã hội này.
Phác đồ điều trị chính của bệnh là sử dụng các loại thuốc kháng vi rút theo toa có tác dụng làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và làm tăng tốc độ chữa lành vết thương. Nếu như mụn rộp ở môi tái phát thường xuyên, bác sĩ sẽ kê đơn để bệnh nhân sử dụng các loại thuốc này hàng ngày.
Điều trị các triệu chứng đi kèm:
- Thuốc hạ sốt: Mụn rộp ở môi đôi khi sẽ làm cho bệnh nhân bị sốt, đặc biệt là trẻ em. Do đó, khi có triệu chứng này, người bệnh có thể sử dụng thuốc hạ sốt.
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có tác dụng xoa dịu vết thương ở vị trí loét.
Các biện pháp hỗ trợ:
- Chườm đá: Đá có tác dụng xoa dịu vết thương và ngăn cản vi rút phát triển. Bệnh nhân có thể chườm một túi nước đá lên vị trí các mụn rộp vài lần mỗi ngày, lưu ý không chườm quá 10- 15 phút trong mỗi lần.
- Ăn uống: Tiêu thụ nhiều hơn các thực phẩm chứa lysine – một loại protein có thể khống chế vi rút, như là sữa, sữa chua, pho mát... Bên cạnh đó, bệnh nhân phải loại bỏ các thực phẩm chứa arginine – một axit amin khiến bệnh phát triển mạnh hơn như chocolate, hạt điều, đậu phộng,…
2. Chữa mụn rộp ở môi bằng phương pháp tự nhiên
- Sử dụng dầu cây trà: Hòa tan dầu cây trà với một ít nước và thoa lên vùng loét.
- Sử dụng sữa: Protein có trong sữa giúp chữa lành vết thương và làm dịu vết đau. Bệnh nhân nên sử dụng một miếng bông, thấm sữa và chấm lên vết thương nhiều lần trong ngày.
- Giấm táo: Giấm có thể kháng vi rút, diệt vi khuẩn và làm khô các vết thương.
- Tỏi: Nghiền hoặc cắt tỏi, bỏ trong một miếng vải mỏng và đắp lên vết thương trong vòng 15 phút sẽ giúp khử trùng vết thương và làm giảm thời gian bùng phát của bệnh.
- Dùng cam thảo: Ăn cam thảo thường xuyên hoặc hòa bột cam thảo với nước để xoa lên tổn thương nhiều lần trong ngày.
Mụn rộp ở lưỡi
Ngăn chặn mụn rộp ở môi tái phát và lây lan
HSV 1 rất dễ lây lan qua các tiếp xúc trực tiếp giữa da với da, lây lan gián tiếp từ đồ dùng này sang đồ dùng khác, do đó để ngăn chặn mụn rộp sinh dục ở môi tái phát và lây lan bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo:
- Tránh hôn hoặc tiếp xúc trực tiếp với mặt của người bệnh.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, quần áo, ly hoặc cốc uống, không chia sẻ đồ ăn.
- Vệ sinh vùng bệnh hàng ngày bằng xà phòng hoặc nước.
- Giặt khăn lau mặt, khăn lau người bằng nước sôi trước khi sử dụng.
- Không quan hệ tình dục bằng miệng khi bị rộp môi.
- Không cạy, nặn hay đụng chạm vào các mụn nước để tránh làm bệnh lây lan và làm chậm quá trình hồi phục của bệnh.
Chữa bệnh mụn rộp ở môi hay ở lưỡi đòi hỏi một quá trình điều trị lâu dài, bệnh nhân cần phải kiên nhẫn, không nên lo lắng và căng thẳng, tránh cho bệnh tình diễn biến phức tạp hơn. Trong trường hợp hệ miễn dịch của bệnh nhân bị suy yếu, mắt bị ảnh hưởng, triệu chứng của bệnh không thuyên giảm hoặc thời gian điều trị kéo dài (trên 2 tuần)… thì cần phải liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được khám lại.
Vừa rồi là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám nam khoa Hưng Thịnh về cách chữa bệnh mụn rộp sinh dục ở môi, lưỡi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh mụn rộp sinh dục, bạn hãy gọi tới số hotline 0352 612 932 hoặc chat trực tuyến qua cửa sổ chat, các chuyên gia sẽ giải đáp miễn phí cho bạn.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Hình ảnh bệnh mụn rộp sinh dục
Hình ảnh mụn rộp sinh dục (Herpes sinh dục) như thế nào? Tìm hiểu những hình ảnh của bệnh mụn rộp sinh dục ở nam giới và phụ nữ là một trong những cách để nhận biết được chính xác...Xem chi tiết
-
Bệnh mụn rộp sinh dục: Triệu chứng và cách điều trị
Mụn rộp sinh dục là một trong những bệnh xã hội thường gặp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Vậy bệnh mụn rộp sinh dục là gì, nguyên nhân, triệu...Xem chi tiết
-
Bệnh mụn rộp sinh dục có nguy hiểm không?
Mụn rộp sinh dục có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người khi chẳng may mắc phải bệnh. Đây là bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục và có tỷ lệ người mắc phải khá...Xem chi tiết
-
Bệnh herpes sinh dục là gì?
Bệnh herpes sinh dục là gì không phải ai cũng biết được. Việc tìm hiểu những thông tin về bệnh herpes sinh dục sẽ giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn, từ đó có thể nhận biết và phòng...Xem chi tiết