Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bị làm sao?

Lượt xem: 5199

Có nhiều người gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau thường cảm thấy hoang mang và lo lắng không biết là mình bị làm sao, mắc bệnh gì? Đây là một hiện tượng bệnh lý ở hậu môn trực tràng khá nhiều người mắc phải. Sau đây, các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh Hà Nội sẽ chia sẻ giúp bạn có thêm thông tin về vấn đề này.

Đại tiện ra máu nhưng không đau

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bị làm sao?

Khi bị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau thường có dấu hiệu chủ yếu như: máu chảy thành giọt, kèm chất nhầy hoặc máu lẫn với phân. Có những người không bị đau nhưng có người gặp khó khăn khi đi đại tiện, mỗi lần đi thường khó đi, nếu cố rặn để đi đại tiện có nguy cơ nứt hậu môn. Một số trường hợp bị đau vùng bụng gần phía trên hậu môn, đau vùng hậu môn.

Nhiều người chủ quan khi thấy đi ngoài ra máu nhưng không đau hoặc không thấy bất kỳ dấu hiệu nào khác thì không đi khám nhưng đây lại là những triệu chứng không thể bỏ qua của một số vấn đề về sức khỏe như:

Bị táo bón

Táo bón là hiện tượng người bệnh đi đại tiện khó khăn, đi ngoài phân cứng và mỗi lần đi không được thuận lợi. Nguyên nhân của tình trạng này là do ăn nhiều chất đạm, đồ ăn cay nóng, ít uống nước và chất xơ nên dẫn đến tình trạng khó đi đại tiện kéo dài. Khi phân trong trực tràng cứng, khó bị đẩy ra ngoài qua sự co bóp của nhu động ruột khiến niêm mạc của ống hậu môn tổn thương gây chảy máu và máu này đi ra ngoài cùng phân mỗi lần bạn đi đại tiện.

Bị bệnh trĩ nội

Đi ngoài ra máu tươi không đau cũng có thể là nguyên nhân bệnh trĩ. Các đám rối tĩnh mạch tại hậu môn bị sưng viêm, sa xuống hình thành búi trĩ nội bên trong hậu môn. Khi những búi trĩ này xuất hiện trên đường lược ống hậu môn sẽ gây chảy máu, người bệnh không thấy đau vì vị trí này không chứa nhiều dây thần kinh cảm giác.

Nhưng theo thời gian búi trĩ này càng to cộng thêm những áp lực chúng tạo nên dẫn đến việc máu chảy nhiều hơn người bệnh thấy vướng víu khó đi đại tiện vì dị vật bên trong. Bệnh nhân bị trĩ nội có thể xuất hiện thêm dấu hiệu đau đớn, ngứa ngáy và khó chịu nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây nên nhiều viêm nhiễm.

tuvan-gif

Bệnh polyp đại trực tràng

Bệnh polyp đại trực tràng cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau rát hậu môn ở nam và nữ giới. Bệnh đặc trưng bởi những khối u di chuyển trong lòng đại trực tràng và trực tràng. Đây là bệnh lý nguy hiểm vì nó có thể biến chứng thành ung thư đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Một số bệnh khác

Ngoài những bệnh lý kể trên bị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau còn là dấu hiệu của các bệnh viêm, nứt kẽ hậu môn, loét đại trực tràng, apxe hậu môn… Nhưng với những bệnh lý này người bệnh không chỉ có dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi mà còn đau rát vùng hậu môn hoặc đau hạ vị.

Làm gì khi bị đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau?

Nếu bạn lo lắng không biết đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bị làm sao hãy tới cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kỹ lưỡng nhất. Nhiều người chủ quan không thấy đau đớn gì lại nghĩ mình không sao, chỉ bị bốc hỏa nên mới vậy nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm.

Tình trạng đi đại tiện ra máu tươi nếu kéo dài sẽ vô cùng nguy hiểm. Vì vậy nếu thấy dấu hiệu này bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và phát hiện nguyên nhân chính xác từ đó lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả.

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau do nhiều nguyên nhân gây ra, bạn không thể tự ý chẩn đoán và mua thuốc về uống khi chưa có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Nếu cố tình làm vậy, bệnh không những không được chữa khỏi mà còn khiến bệnh tình nặng hơn, dẫn đến trường hợp thiếu máu do mất máu nhiều, cơ thể mệt mỏi, choáng ngất.

Khi tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp có thể dùng thuốc để hạn chế triệu chứng bệnh, kháng sinh, giảm sưng viêm hoặc phương pháp ngoại khoa chấm dứt hoàn toàn bệnh với trường hợp nặng.

Phòng trành tình trạng đi ngoài ra máu tươi như thế nào?

Các bạn nên lưu ý một số cách để giảm thiểu tình trạng đi ngoài ra máu tươi như:

Không nên ngồi lâu, hoặc đứng quá lâu, thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập thể thao bằng những bài tập nhẹ để nâng cao sức khỏe.

Không ăn những thức ăn dễ gây kích thích như ớt, tiêu, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê.

Bổ sung thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, rau xanh, chuối, đu đủ chín, uống nhiều nước để phân mềm, việc đi vệ sinh được dễ dàng tránh những tổn thương cho thành hậu môn.

Vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng, sạch sẽ hàng ngày tránh viêm nhiễm vùng niêm mạc.

Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp mọi người có thêm hiểu biết về bệnh cũng như giải đáp thắc mắc đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì. Hiện tại ở Hà Nội, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh số 380 Xã Đàn là địa chỉ khám chữa bệnh nam khoa, phụ khoa, các bệnh xã hội và đặc biệt là các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng, được nhiều bệnh nhân đánh giá cao. Bạn có thể tới thăm khám bất kỳ lúc nào nếu thấy mình có dấu hiệu như trên.

tuvan3_loikhuyen
Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan đến bệnh, bạn có thể gọi điện đến đường dây nóng 0352 612 932 hoặc nhấp [Chat với bac sĩ] để được các chuyên gia phong kham nam khoa Hưng Thịnh tư vấn giải đáp trực tiếp miễn phí.
tuvan2_tel1
tuvan2_tel2
luuy

 

Đánh giá: 
Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bị làm sao?
Điểm trung bình:  6.8 /  10 (  23 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?