Bệnh sùi mào gà lây qua những đường nào?

Lượt xem: 18051

Sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến nhưng không phải ai cũng biết căn bệnh này lây truyền qua những con đường nào. Đây cũng là lý do khiến cho bệnh sùi mào gà ngày càng phát triển và lây lan mạnh. Nhận thức các con đường lây nhiễm sùi mào gà là cách tốt để mỗi chúng ta tự bảo vệ mình. Vậy bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? Sau đây các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh sẽ lý giải giúp bạn điều này.

benh-sui-mao-ga-lay-qua-nhung-duong-nao

Sui mao ga là bệnh bắt nguồn từ virus HPV, đây là một loại virus dễ lây nhiễm, dễ tái phát và thường gây gai nhú trên niêm mạc, da người. Theo các chuyên gia, đa số chúng ta đều bị nhiễm HPV, tuy nhiên virus này chỉ bộc phát thành bệnh ở những người có sức đề kháng kém. Sùi mào gà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như: viêm nhiễm bộ phận sinh dục, gây khó khăn trong sinh hoạt, ung thư dương vật, vô sinh… Để phòng tránh căn bệnh oái oăm này cần phải biết được nguyên nhân gây ra bệnh.

Sùi mào gà lây qua những đường nào?

Theo các chuyên gia, bệnh sùi mào gà được lây nhiễm chủ yếu qua một số con đường như sau:

1. Đường quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su, quan hệ bằng miệng, quan hệ hậu môn) là con đường chủ yếu, số một gây ra bệnh sùi mào gà. Ngay cả khi quan hệ tình dục có dùng bao cao su với người bị bệnh, thì chúng ta vẫn có nguy cơ bị lây bệnh thông qua những va chạm trực tiếp với virus HPV trên cơ thể người bệnh.

Khi quan hệ tình dục với người mắc bệnh sùi mào gà, chúng ta rất dễ bị mọc sùi ở bộ phận sinh dục (thân dương vật, quy đầu, rãnh quy đầu của ở nam giới; môi lớn, môi bé, lỗ âm đạo của ở nữ giới), ở bẹn, ở đùi. Nếu quan hệ bằng hậu môn thì có thể mọc sùi ở mép hậu môn; quan hệ bằng miệng thì bị sùi mào gà ở miệng, mặt, tai… Bất kể bộ phận nào có va chạm trực tiếp với các tổn thương do sùi mào gà gây ra trên cơ thể người bệnh, đều có thể mọc sùi mào gà.

2. Lây từ mẹ sang con qua đường sinh đẻ tự nhiên

Các chuyên gia khuyến cáo những phụ nữ khi mang thai mà không may mắc sùi mào gà thì không nên đẻ tự nhiên, nên đẻ mổ. Bởi khi đẻ bằng phương pháp tự nhiên, trẻ sơ sinh rất dễ bị lây nhiễm sùi mào gà từ bộ phận sinh sản của mẹ. Mặt khác, trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị lây sùi mào gà thông qua những tiếp xúc trực tiếp, thân thiết với người mẹ.

Do đó, khi mang thai, chị em không nên quan hệ tình dục với chồng để tránh bị lây bệnh từ chồng (nếu chồng bị bệnh) hoặc không may đã mắc sùi mào gà thì chị em nên điều trị khỏi hẳn bệnh sau đó mới sinh con để tránh lây nhiễm bệnh cho bé.

3. Lây bệnh từ các tiếp xúc gián tiếp với người bệnh

Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh mắc sùi mào gà như: khăn tắm, khăn mặt, quần áo, bồn cầu, bồn tắm… cũng là một trong những con đường lây bệnh sùi mào gà. Do đó, bạn nên tập thói quen không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là những người có biểu hiện của sùi mào gà, để tránh bị lây bệnh.

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám nam khoa Hưng Thịnh về bệnh sùi mào gà lây qua những đường nào. Hy vọng qua đó bạn đọc sẽ nhận thức được nguyên nhân và tự mình bảo vệ mình trước các nguy cơ gây bệnh. Nếu còn thắc mắc nào về vấn đề này, hãy gọi điện cho chúng tôi theo số 0352 612 932 - 0352 612 932 hoặc chat yahoo để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Đánh giá: 
Bệnh sùi mào gà lây qua những đường nào?
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  18 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?